Đèn tranh giấy dừa

Mục lục nội dung

  1. Đèn tranh giấy dừa là gì?
  2. Bảng giá của tranh giấy dừa
  3. Cấu tạo và kích thước của đèn tranh giấy dừa
  4. Ưu điểm của đèn tranh giấy dừa
  5. Nhược điểm của đèn tranh giấy dừa
  6. Quy trình sản xuất của đèn tranh giấy dừa

Đèn tranh giấy dừa là gì?

Đèn tranh giấy dừa là loại tranh nghệ làm bằng giấy dừa có tích hợp đèn led chiếu sáng bên trong để làm nổi bật lên hoa văn khi được thắp sáng. Giấy dừa là loại giấy được tạo ra từ các bộ phận của cây dừa và chủ yếu là từ cọng lá dừa.

Bảng giá của tranh giấy dừa

Bảng giá tranh giấy dừa (01)

Bảng giá tranh giấy dừa (01)

Cấu tạo và kích thước của đèn tranh giấy dừa

Đèn tranh giấy dừa được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính: tranh giấy dừa, khung tranh gỗ, hệ thống điện chiếu sáng.

Tranh giấy dừa: là bộ phận trọng tâm của đèn tranh giấy dừa, được tạo ra bởi các họa sỹ trong lĩnh vực vẽ “Thủy ấn họa” – một hình thức vẽ tranh bằng bút nước. Các hoa văn của phần tranh giấy dừa này sẽ nổi bật lên dưới ánh sáng của hệ thống đèn led bên trong khi được thắp sáng. Đây là bộ phận giữ vai trò quyết định đến giá trị và tính nghệ thuật của đèn tranh giấy dừa.

Khung tranh gỗ: là bộ phận khung viền có vai trò cố định bức tranh và chứa các thành phần của hệ thống điện đèn. Bộ phận khung tranh này được làm bằng gỗ tự nhiên và mặc định được sơn phủ lớp sơn màu nâu cánh dán hoặc màu vàng nhạt.

Hệ thống điện chiếu sáng: là bộ phận tạo ra nguồn sáng cho đèn bao gồm các đèn led dây, mạch nguồn chuyển đổi điện từ 220V thành 12V và dây điện. Đèn led sử dụng để cung cấp ánh sáng cho đèn có ánh sáng màu vàng ấm với cường độ sáng vừa đủ để tạo ra lượng ánh sáng nhẹ nhàng và ấm áp.

Ưu điểm của đèn tranh giấy dừa

Đèn tranh giấy dừa là sự kết hợp giữa tranh và đèn nên vừa có công dụng trang trí như một bức tranh và chiếu sáng như một chiếc đèn. Đặc biệt, khi đèn được thắp sáng, ánh sáng xuyên qua lớp giấy có những họa tiết được vẽ dày mòng bởi họa sĩ sẽ làm nổi bật tổng thể bức tranh làm nổi bật không gian nội thất.

Đèn tranh giấy dừa thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe, mang tính mộc có ý nghĩa trong phong thủy và thờ phượng nên thích hợp để treo ở nhiều vị trí khác nhau.

Đèn có nhiều kiểu dáng (tròn, vuông, chữ nhật, lục giác…) và đa dạng kích thước từ nhỏ – trung – lớn – rất lớn cung cấp nhiều lựa chọn cho bạn.

Đèn có độ bền cao vì được làm từ giấy dừa, từ gỗ và hệ thống đèn điện chiếu sáng chất lượng cao. Tuổi thọ của đèn tranh giấy dừa là không giới hạn nếu được sử dụng đúng cách.

Nhược điểm của đèn tranh giấy dừa

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, đèn tranh giấy dừa cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

Đèn tranh giấy dừa là dòng tranh đơn sắc, nó có màu nâu đất khi không được thắp sáng và có màu vàng ấm khi được thắp sáng. Khác với phần lớn các loại tranh vẽ khác là chúng có nhiều màu sắc kết hợp với nhau.

Đèn tranh giấy dừa thích hợp để lắp đặt ở các vị trí khô ráo được che chắn khỏi nắng mưa. Vì được làm từ giấy và gỗ nên đèn tranh giấy dừa sẽ bị hỏng khi tiếp xúc với nước.

Nhược điểm lớn nhất của đèn tranh giấy dừa đó chính là giá thành. Quá trình hoàn thành một bức đèn tranh giấy dừa trãi qua nhiều công đoạn và hoàn toàn làm thủ công bởi những họa sỹ. Bên cạnh đó, độ phổ biến của tranh giấy dừa không cao và phần lớn khách hàng phải đặt hàng trước. Chính những yếu tố này khiến cho giá thành của một bức đèn tranh giấy dừa có giá thành rất cao.

Quy trình sản xuất của đèn tranh giấy dừa

Để hoàn thiện một bức đèn tranh giấy dừa, quy trình sản xuất được họa sỹ thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Bẹ (xương tàu lá) dừa được cạo vỏ, bỏ phần lá, chẻ nhỏ rồi sau đó ngâm vào nước sôi và tiến hành đun liên tục trong khoảng 12 tiếng đồng hồ. Tiếp theo, chúng sẽ được đưa vào máy nghiền thành bột trong khoảng 4 – 8 tiếng để trở thành bột giấy dừa.

Thiết kế khuôn họa tiết (bản in họa tiết): Hoa văn của bức ảnh được thiết kế thành khuôn họa tiết từng phần trên vật liệu nhựa xốp hoặc nhựa dẻo. Các khuôn họa tiết này sử dụng để điều tiết các tia nước (bằng cách chặn hoặc không chặn) được phun từ bút nước nhằm giữ nguyên hoặc hội tụ hoặc phân tán lớp bột giấy bên dưới. Từ đó hình thành các đường nét của bức họa thông qua độ dày mỏng của lớp bột giấy.

Xeo giấy và phun tranh: Bột giấy sau khi được nghiền sẽ được trộn đều vào một bể nước. Người họa sỹ sẽ dùng một khung lụa để nhúng vào bể nước và lắc nhẹ có kỹ thuật nhằm lắng đọng một lớp bột giấy dừa được trộn sẵn trong bể nước lên lớp khung này. Tiếp theo, người họa sĩ sẽ sắp xếp các khuôn họa tiết lên bền mặt khung chứa bột giấy này và sử dụng bút nước (vòi phun nước) để phun lên các họa tiết nhằm tạo nét và độ dày mỏng cho họa tiết hoa văn bức tranh. (Nước phun ra từ bút nước có chứa keo kết dính chuyên dụng)

Phơi tranh và vào khung đèn: Sau khi bột giấy được lắng đọng trên khung và được phun nước keo kết dính tạo thành nét họa tiết hoa văn thì sẽ được mang đi phơi hoặc sấy khô. Lớp bột giấy sau khi khô đã kết dính lại thành một bức tranh giấy dừa và được đóng vào khung tranh. Hệ thống điện và đèn led chiếu sáng sẽ được lắp đặt ở mặt trong của khung tranh.

Test sáng và đóng gói: Bước cuối cùng là kiểm tra chức năng của hệ thống điện chiếu sáng và hiệu ứng họa tiết hoa văn của đèn tranh sau khi được thắp sáng. Cuối cùng đèn tranh sẽ được đóng gói và vận chuyển đến khách hàng.

Keywords: Đèn tranh giấy dừa

# Đèn tranh giấy dừa

Zalo